(vachnghethuat.com) Vách ngăn thạch cao có cấu tạo khá đơn giản do đó nhiều người dùng vẫn lo lắng về độ bền của loại vật liệu này. Hiểu được vấn đề này, trong bài viết hôm nay Vách Nghệ Thuật sẽ giúp bạn hiểu rõ vấn đề làm vách thạch cao có bền không?
Vách thạch cao được làm từ đâu?
Thạch cao ở trong xây dựng được sản xuất thành dạng tấm. Nguyên liệu chính của nó được lấy từ đá hay còn được gọi là khoáng thạch cao. Đây là một loại khoáng vật trầm tích khai thác từ mỏ tựa như đá vôi. Sau khi khai thác và loại bỏ tạp chất, chúng được nung ở nhiệt độ cao từ 105 đến 150 độ C để làm mất nước. Sau đó nó mới được đem nghiền thành bột thạch cao.
Từ bột thạch cao người ta sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điển hình là y tế, mỹ nghệ, điêu khắc,… và vật liệu xây dựng. Mỗi một ngành, thạch cao có ứng dụng vào việc khác nhau. Riêng đối với ngành xây dựng đòi hỏi độ bền phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định. Các tấm thạch cao tiêu âm, cách âm, chống cháy, chống ẩm được ứng dụng vào nhiều công trình.
Có nên làm vách thạch cao hay không?
Nhiều người có tâm lý lo ngại không an tâm và cho rằng tường thạch cao không bền, chắc. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ không phản ánh đúng về vách thạch cao. Thực tế vách thạch cao có cấu tạo khung xương thép gia cố chắc chắn. Vách kết hợp cùng với trần nhà, tường và nền tạo thành một khối chắc chắn. Sau đó khung xương này sẽ được ốp bằng 2 lớp thạch cao dày tạo thành tường thạch cao. Do vậy làm vách thạch cao chắc chắn và an toàn.
Trên thực tế, vách thạch cao có chắc chắn và an toàn còn phụ thuộc vào đội thợ thi công. Tay nghề người thợ có chuyên nghiệp và hệ khung xương được thiết kế ảnh hưởng lớn đến độ bền của vách. Vật liệu thạch cao không chứa các chất có hại gây ung thư. Trong quá trình sử dụng không hề gây ra khói, bụi, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Thêm vào đó là vách an toàn cho sức khỏe con người. Đặc biệt trường hợp có hỏa hoạn, tấm thạch cao cũng không sản sinh ra khí độc hại, khói bụi.
Ưu nhược điểm khi làm vách thạch cao
Ưu điểm
Vách làm từ thạch cao có trọng lượng nhẹ chỉ bằng 12 thể tích tường gạch. Bởi đặc tính nhẹ nên vách giúp giảm tải trọng cho kết cấu công trình. Nó cũng giúp giảm áp lực cho móng, tiết kiệm cột, chống sắt. Qua đó chi phí xây dựng có thể được giảm đến 15%.
Vách dễ dàng lắp ráp, tháo rời và di chuyển. Thời gian thi công nhanh chóng, tiết kiệm chi phí xây dựng. Nếu bạn dự định thay đổi thiết kế tổng thể ngôi nhà, việc tháo dỡ và di chuyển làm vách thạch cao rất nhanh chóng và dễ dàng.
Tiếp đó, vách có khả năng chống cháy, cách nhiệt hiệu quả. Bạn sẽ tiết kiệm được khoản tiền điện điều hòa kha khá trong những tháng hè nóng nực. Vách có tác dụng cách âm, tiêu âm rất tốt. Nó phù hợp lắp đặt ở các công trình như hội trường, phòng chiếu phim, rạp chiếu phim.
Tấm vách ngăn có bề mặt phong phú, định hình, phẳng, mịn. Bạn có thể kết hợp với nội thất khác để tạo nên nét thẩm mỹ riêng cho công trình. Độ bền của vách thạch cao được đánh giá rất cao. Quá trình thi công làm vách thạch cao sẽ trải qua nhiều bước. Với quy trình thi công nghiêm ngặt, hệ thống vách sẽ thành một khối khá vững chắc. Tuổi thọ của vách có thể lên tới trên 10 năm. Giá thành vách thạch cao rẻ hơn so với các vật liệu xây dựng truyền thống như tường gạch.
Nhược điểm
Ngoài những ưu điểm trên,vách làm từ thạch cao còn có những nhược điểm sau:
Vách dễ bị bám bẩn gây mất mỹ quan nếu bị ngấm nước. Vì vậy không nên đặt vách thạch cao ở những nơi thường bị bắn nước hoặc ngấm nước. Bên trong vách rỗng nên hạn chế treo, móc các vật nặng để tránh bị vỡ, gãy, hư hỏng.
Sau thời gian sử dụng lâu ngày, chịu tác động lớn của nhiệt độ, tấm thạch cao có thể bị co ngót gây nứt. Nếu có dấu hiệu nứt bạn cần xử lý ngay lập tức và kịp thời. Vách không có khả năng chịu lực tốt như tường gạch nên hạn chế va đập. Khi bị va đập mạnh vách thạch cao có thể gây móp méo, cong vênh, mất thẩm mỹ.
Như vậy, với kết cấu vững chắc, chúng ta có thể khẳng định rằng làm vách thạch cao rất bền. Nếu nhà bạn cũng đang có ý định làm vách ngăn cách phòng có thể tham khảo làm vách ngăn từ thạch cao nhé.