Để có một công trình sử dụng kính cường lực làm vách ngăn hoàn hảo và an toàn nhất, chúng ta cần thực sự am hiểu về chuyên môn xây dựng mới lựa chọn được loại vách kính cường lực đúng chuẩn nhất. Chuẩn mực này bao gồm nhiều yếu tố khác nhau tạo nên và gần như chỉ người trong nghề mới có thể hiểu rõ cũng như nắm bắt hết các yếu tố này một cách chính xác nhất.
Tiêu chí lựa chọn vách kính cường lực chất lượng
Kích thước kính: Trên thị trường hiện nay có một số kích thước phổ biến như loại vách kính cường lực 6mm, 10mm, 12mm, 15mm và dày nhất là 19mm. Theo khuyến cáo an toàn của các kĩ sư Việt Glass đưa ra thì để lắp đặt cho các nhà vách kính cần dùng loại vách kính cường lực từ 15mm trở lên để đạt độ an toàn tối đa. Còn với các loại vách kính ngăn văn phòng, vách kính thông phòng hay vách kính phòng khách ta có thể dụng loại kính cường lực mỏng hơn và có thể kết hợp các vật liệu khác như inox không gỉ, nhôm hay gỗ vừa nâng cao độ an toàn vừa tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng.
Công ty sản xuất kính: Trên thị trường hiện nay các công ty cung cấp kính xuất hiện rất nhiều song nổi bật cũng chỉ có 2 nhà cung cấp chính đó là nhà máy kính Hải Long và công ty kính KaLa – uy tín nhờ chất lượng kính cao cấp vượt trội, vì thế hầu như đơn vị thi công nào cũng sử dụng kính của 2 công ty này. Tuy nhiên để khách hàng vừa được sử dụng kính chất lượng vượt trội này vừa có giá thành rẻ nhất thì các bạn nên lựa chọn những đơn vị thi công nào là đại lý cấp 1 – là đối tác lâu năm của 2 nhà máy kính này để hưởng giá ưu đãi nhất.
Các phụ kiện kèm theo: Một công trình hoàn hảo khi tất cả mọi thứ đều hoàn hảo. Bản lề cửa kính, chân nhện, kẹp kính ,… tất cả mọi thứ đều phải đảm bảo chất lượng, nói không với hàng nhái, hàng kém chất lượng.
Những lưu ý khi sử dụng vách kính cường lực
Kính cường lực được sử dụng phổ biến trong xây dựng dân dụng, thậm chí được xem là một trong những vật liệu không thể thiếu.
Các chi tiết của căn nhà được sử dụng nhiều bằng kính cường lực như cửa kính phòng khách, cửa sổ, vách kính ngăn, vách kính cầu thang… Các tòa nhà văn phòng cao tầng còn sử dụng kính cường lực để làm vách ngăn, tường chịu lực.
Tuy nhiên, chất lượng và tính an toàn của sản phẩm này lâu nay dường như bị bỏ ngỏ.
Trong vai khách hàng, phóng viên Báo Đầu tư Bất động sản đã thực hiện khảo sát tại nhiều công ty, đơn vị thi công kính cường lực ở TP.HCM thì nhận thấy, giá của sản phẩm này mỗi nơi báo một khác.
Cụ thể, theo bảng báo giá kính cường lực của Công ty TNHH Tân Hoàng Hưng tại quận Tân Bình, loại kính cường lực Việt Nhật Temper dày 5 mm có giá 400.000 đồng/m2, 10 mm là 650.000 đồng/m2, 19 mm là 1.950.000 đồng/m2.
Các phụ kiện kèm theo như bản lề, kẹp vuông trên và dưới, kẹp chữ L, tay nắm Inox… có giá từ 650.000 đồng đến hơn 1.000.000 đồng/bộ.
Trong khi đó, cùng loại Temper nhưng Công ty TNHH Nhôm kính Phúc Đạt báo giá các loại 10 – 15 – 19 mm lần lượt là 700.000 – 1.500.000 – 2.500.000 đồng/m2. Một số phụ kiện như bản lề sàn có giá 1.250.000 đồng/bộ, kẹp chữ L giá 500.000 đồng/cái, kẹp vuông trên và dưới giá 600.000 đồng/bộ.
Cùng một loại kính, cùng chung thương hiệu và độ dày, nhưng tại sao mỗi nơi báo một giá khác nhau? Lý giải về điều này, anh Tấn, Giám đốc Công ty Xây dựng Tấn Tài, chuyên thi công lắp đặt cửa kính tại Quận 9 cho biết: Mỗi nơi có một cách bán khác nhau, nếu giá kính rẻ thì phụ kiện sẽ đắt và ngược lại.
Chưa kể, mỗi nơi có một chế độ hậu mãi khác nhau, nhiều công ty báo giá cao nhưng đi kèm gói giảm giá khi lắp đặt và bảo hành. Còn những chỗ bán giá thấp thì khách hàng phải tự thuê đội lắp đặt ở ngoài, trong quá trình lắp đặt có xảy ra vấn đề gì thì họ không phải chịu trách nhiệm.
Trao đổi về những trường hợp kính cường lực tự “nổ” đã xảy ra trước đó, anh Tấn cho rằng, có nhiều nguyên nhân, thời tiết nắng nóng là một trong số đó, nhưng cơ bản nhất vẫn là lắp đặt kính không tuân thủ đúng quy trình.
“Để lắp đặt kính cường lực, người thợ phải đo vẽ trực tiếp tại thực địa, sau đó gia công cắt kính đúng theo kích cỡ, rồi mới đem tôi nhiệt.
Quá trình lắp đặt bảo đảm có độ co giãn cần thiết. Trường hợp lắp kính sát vào tường, nếu nhà bị nghiêng, lún, rung do sự di chuyển của xe cộ bên ngoài dễ dẫn đến nổ kính.
Trường hợp kính không được cắt đúng kích cỡ, phải mài cho vừa khuôn thì quá trình mài làm kính vỡ ngầm từ bên trong, một lúc nào đó sẽ tự vỡ. Tác động va chạm trong quá trình sử dụng, nhất là va vào điểm huyệt của tấm kính gây sứt mẻ cũng là nguyên nhân khiến tấm kính mất dần liên kết, dẫn đến hiện tượng kính tự vỡ”, anh Tấn nói.
Với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề xây dựng, anh Tấn chia sẻ, kính cường lực là kính thông thường được tôi nhiệt lên tới ngưỡng 700oC và cho làm nguội nhanh bằng khí mát.