Trong không gian nhà ống hiện nay, thiết kế phòng khách thường được liên thông với phòng bếp. Câu hỏi đặt ra là nên trang trí như thế nào để vừa tạo sự thoáng đãng mà vừa riêng tư? Vách ngăn phòng khách và bếp cho nhà ống chính là giải pháp tuyệt vời cho trường hợp này. Gia chủ có nên lựa chọn thiết kế như thế nào? Cùng tìm hiểu câu trả lời ở bài viết dưới đây nhé!
Lợi ích của việc sử dụng vách ngăn phòng khách và bếp
Phân chia không gian
Giữa nơi nấu ăn và nơi tiếp khách nên có khoảng cách nhất định. Người nấu nướng trong bếp sẽ rất ngại việc khách đến chơi mà nhìn vào bản thân lúc làm bếp. Khách cũng sẽ không thoải mái khi có người nhìn từ bếp ra. Ngoài ra còn mùi thức ăn ám mùi,.. trong quá trình nấu ăn.
Vách ngăn là sản phẩm nội thất hữu dụng. Nó có thể lắp đặt tại bất cứ không gian nào mà không ảnh hưởng đến kết cấu. Nếu nhà bạn đã xây dựng hoàn thiện nhưng chưa có kết cấu rõ ràng? Vách ngăn khi được thi công sẽ vẫn giữ nguyên hiện đó. Chất lượng ngôi nhà bạn vì thế vẫn được đảm bảo tối đa.
Bạn có thể tưởng tượng vách ngăn phòng khách và bếp cho nhà ống như một cái kệ sách, ghế sofa, bàn làm việc đơn giản chẳng hạn…Tuy công năng khác nhau, nhưng sự ảnh hưởng của tấm vách lên kết cấu cũng tương đương những đồ nội thất còn lại.
Vách ngăn tạo sự lưu thông không khí cho không gian.
Điều mà những bức tường hay bức thạch cao kín mít không làm được. Dùng vách ngăn thông minh, căn nhà của bạn sẽ không còn cảm giác bức bối. Đôi khi, diện tích còn trông rộng rãi, thoải mái hơn.
Vách ngăn cũng tạo nên nét đẹp thẩm mỹ cho không gian
Nó tương ứng như những tác phẩm tranh, ảnh, đồ nội thất nghệ thuật vậy. Như vậy, bạn có thể tận dụng các ưu điểm này của sản phẩm vừa để chia tách không gian, vừa để trang trí.
Ý tưởng thiết kế vách ngăn phòng khách và bếp cho nhà ống đẹp nhất hiện nay
Đối với kiểu nhà ống, vách ngăn có thể lựa chọn là kiểu vách ngăn gỗ cột với những đường song song. Đồng thời cũng để đảm bảo sự an toàn trong ngôi nhà. Kiểu vách ngăn này đơn giản, nhưng lại vô cùng phù hợp đối với nhà ống. Chi phí lắp đặt cũng không quá lớn nên bạn có thể tham khảo cho không gian phòng khách của mình.
Vách được thiết kế bằng những thanh gỗ vừa đủ. Nó có thể che tủ bếp. Không những tạo được không gian riêng tư giữa hai phòng mà còn giúp ngôi nhà trở nên thông thoáng.
Xem thêm: https://vachnghethuat.com/vach-ngan-van-phong/
Phòng khách liền kề với phòng bếp ngay cạnh cầu thang thông tầng và được ngăn cách với nhau bằng vách ngăn hoạ tiết đẹp mắt. Bộ ghế sofa nhỏ mềm mại màu ghi xám đậm. Chiếc bàn trà nhỏ màu trắng đặt trên tấm thảm nhiều màu. Thiết kế các ô tam giác và hình vuông hình học. Tất cả tạo nên một sức cuốn hút khá mới lạ. Thiết kế vách ngăn màu trắng. Tiếp diễn với khối hình thoi và hệ thống trần thạch cao đơn giản. Điều này giúp kết nối và liên kế không gian đa chiều của cả hai.
Thiết kế phòng khách liền bếp với sự ngăn cách bằng không gian bar hiện đại, giúp cho cuộc sống thêm hứng thú. Với thiết kế bếp bar, sẽ khơi gợi một không gian sinh hoạt hiện đại, thích hợp với những gia đình trẻ. Bộ bàn ghê sofa màu nâu vàng đậm, chiếc bàn gỗ thấp và bộ bàn ăn màu nâu gỗ tươi mới, trần thạch cao đồng màu, đem đến một cảm quan tích cực và đầy cuốn hút cho không gian.
Lời kết
Những mẫu nhà ống hiện đại mọc lên ngày càng phổ biến hiện nay. Diện tích nhỏ hẹp về bề ngang và sâu về chiều dài. Cho nên, vách ngăn phòng khách và bếp cho nhà ống được xem là giải pháp quan trọng để tối ưu hoá không gian. Hy vọng bài viết trên có thể giúp bạn đưa ra những lựa chọn thiết kế phù hợp với ngôi nhà của mình.