Vách ngăn phòng vệ sinh là như nào? Những loại vách ngăn phòng WC phổ biến hiện nay trên thị trường là gì? Tất cả thắc mắc này sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây. Vachnghethuat.com xin giới thiệu đến bạn thông tin chi tiết về vách ngăn vệ sinh, cùng tìm hiểu nhé.
Vách ngăn phòng WC là gì?
Vách ngăn vệ sinh là một hệ thống các tấm vách được cắt bằng công nghệ hiện đại. Và kết hợp cùng với các phụ kiện đồng bộ lắp đặt trong nhà vệ sinh hiện đại. Các tấm vách này thay thế cho nhà vệ sinh truyền thống được xây bằng gạch, xi măng. Sản phẩm mang lại sự thoải mái và an toàn khi sử dụng. Hơn thế, ưu điểm vượt trội của nó là thứ chúng ta cần trong xã hội phát triển, hiện đại.
Số lượng, mẫu mã, chất liệu và kiểu dáng của vách ngăn phòng WC ngày càng nhiều. Nhờ đó mà nó mang đến cho người dùng sự lựa chọn đa dạng. Các loại vật liệu làm vách ngăn phổ biến nhất trên thị trường hiện nay là:
- Nhựa Compact HPL chống thấm nước 100%
- Gỗ công nghiệp chống ẩm tuyệt vời
- Cuối cùng là vách ngăn bằng kính cường lực
Các loại vách ngăn phòng WC phổ biến hiện nay
Với sự đa dạng về mục đích sử dụng, sản phẩm phải đáp ứng đầy đủ tất cả các yếu tố này. Bạn có thể chọn chất liệu vách ngăn phòng tùy vào nhu cầu.
Vách ngăn vệ sinh bằng nhựa
Là sản phẩm compact hpl có các tên gọi khác như formica, acia- maica, compact laminate, laminate. Tên gọi của tấm vách ngăn phòng WC compact còn tùy theo xuất xứ sản phẩm. Compact HPL là loại vách ngăn chống thấm 100%. Nó có đầy đủ các tính năng phù hợp nhất với nhu cầu lắp đặt nhà vệ sinh như chống cháy, bụi, trầy xước, oxi hóa, mầm bệnh,…
Vách ngăn bằng gỗ công nghiệp
Có hai loại vách ngăn gỗ công nghiệp là mfc, vách ngăn mdf có khả năng chống ẩm cao. Tuy nhiên, các vách ngăn làm từ MDF được sử dụng phổ biến hơn. Lõi vách ngăn được ép từ các loại dăm gỗ công nghiệp. Chúng có khả năng chống ẩm cao và không thấm nước. Cấu tạo của vách gỗ công nghiệp bao gồm hai phần mặt ngoài và lõi bên trong.
– Chất liệu cốt sử dụng gỗ dăm nên có tác dụng bảo vệ môi trường nên giá vách ngăn phòng WC gỗ MDF cũng rất rẻ.
– Bên ngoài, bề mặt được phủ một lớp nhựa và melamine có tính thẩm mỹ cao. Lớp melamine giúp vách có khả năng chống trầy xước hay bám bẩn. Đồng thời nó cũng tiết kiệm thời gian vệ sinh.
Vách ngăn kính nhà vệ sinh
Vách ngăn vệ sinh chống thấm kính cường lực là loại vách ngăn trong suốt. Bởi tính chất trong suốt nên vách tạo sự nhẹ nhàng, thanh khiết cho không gian. Do được tôi luyện ở nhiệt độ lên đến 700 độ C nên có khả năng chịu tải, chịu va đập tốt. Đặc biệt dù làm bằng kính như vách ngăn không dễ bị vỡ ở nhiệt độ cao.
Vách cường lực nên chịu lực tốt hơn nhiều so với kính nổi thông thường. Với độ an toàn và thẩm mỹ vượt trội, vách giúp không gian vệ sinh trở nên lãng mạn hơn. Có các loại vách ngăn phòng WC bằng kính phổ biến với độ dày từ 8 đến 12 mm.
Tuy có khả năng chịu lực cao nhưng khi là vách kính nguyên tấm thì kích thước khó điều chỉnh. Chúng ta chỉ có thể điều chỉnh sau khi kính đã được tôi cường lực. Vì kính nặng hơn và chi phí đắt hơn nên việc lắp đặt khó khăn hơn các loại vách thông thường. Vách ngăn kính chỉ dùng cho nhà vệ sinh gia đình hay khách sạn. Vách không dùng cho các công trình công cộng vì nó không đảm bảo sự riêng tư. Vách có tính thẩm mỹ cao tạo sự sáng tạo, đặc biệt là không tốn diện tích trong nhà.
Kích thước chuẩn của vách ngăn phòng WC
Sử dụng vách ngăn vệ sinh có kích thước tiêu chuẩn sẽ giúp khách hàng có được công việc thuận lợi nhất. Kích thước tiêu chuẩn giúp bạn tiết kiệm thời gian, không mất thời gian để xây dựng. Vật tư luôn luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu thi công sửa chữa của khách hàng 24/7.
Sử dụng kích thước tiêu chuẩn sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí phụ kiện và thi công. Vách ngăn phòng WC trên thị trường hiện nay, dù là loại nào thì đều có kích thước tiêu chuẩn chung là 12 mm và 18 mm. Chúng có độ dày 1525 x 1830 x 18 mm; 1220 x 1830 x 18 mm; 1220 x 1830 x 12 mm; 1525 x 1830 x 12 mm hay 1830 x 2440 x 12mm.
Như vậy bài viết trên đã chia sẻ cho bạn hiểu vách ngăn phòng WC là gì và những loại vách ngăn chất liệu phổ biến nhất hiện nay. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng mà bạn chọn loại chất liệu phù hợp nhất.